Nên chọn LiteSpeed Web Server hay OpenLiteSpeed ?

LiteSpeed, một cái tên hiện đang rất nổi trong danh sách các phần mềm máy chủ website (webserver) có thể kể đến là: Apache, Nginx,… Trong bài viết này 7Host sẽ giới thiệu đến các bạn các thông tin cụ thể hơn về LiteSpeed. Mục lục ẩn 1. Lịch sử hình thành 2. Các sản phẩm hiện

LiteSpeed, một cái tên hiện đang rất nổi trong danh sách các phần mềm máy chủ website (webserver) có thể kể đến là: Apache, Nginx,… Trong bài viết này 7Host sẽ giới thiệu đến các bạn các thông tin cụ thể hơn về LiteSpeed.

1. Lịch sử hình thành

LiteSpeed Technologies, công ty đã tạo ra sản phẩm LiteSpeed đình đám hiện có trụ sở tại bang New Jersey, Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 2002 bởi George Wang cùng với một đội ngũ kỹ sư đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết phần mềm máy chủ.

Với sự phát triển vũ bão của Internet và ngày càng nhiều website ra đời, mục tiêu của LiteSpeed muốn tạo ra một webserver có độ chịu tải cao, bảo mật, chi phí đầu tư vừa phải thay vì phải bỏ nhiều tiền để đầu tư vào phần cứng.

2. Các sản phẩm hiện có

Litespeed Web Server (LSWS)

Đây là sản phẩm chủ đạo đã mang lại thành công cho công ty. Phiên bản này thường được gọi là bản Entersprise (có tính phí) với rất nhiều tính năng đặc biệt mà hãng đã nghiên cứu và tự tin đánh bại Apche và Nginx về tốc độ.

Tham khảo thêm các tính năng của LiteSpeed Web Server 

Hiện giá của phiên bản này được chia làm hai loại: thuê (tháng/năm) và mua một lần (onetime).

    • Giá thuê theo tháng

Nếu bạn chạy số lượng web ít bạn hãy tham khảo bảng giá sau

 

Bảng giá cập nhật tháng 08/2021. Nguồn: www.litespeedtech.com

Hoặc với số lượng web lớn hơn:

Bảng giá cập nhật tháng 08/2021. Nguồn: www.litespeedtech.com

  • Giá mua một lần (onetime)

 Bảng giá cập nhật tháng 08/2021. Nguồn: www.litespeedtech.com

Lưu ý: Giá phụ thuộc vào số lượng tên miền và Ram của server. Vì vậy các bạn cần ước lượng trước khi chọn nhé. Đối với bản one-time đồng nghĩa là trong năm đầu tiên các bạn sẽ được update phần mềm thoải mái. Nhưng sau 1 năm thì chỉ có thể chạy và không còn được cập nhật nữa, nếu bạn muốn cập nhật thì phải bỏ thêm chút phí nữa và bao nhiêu thì tùy vào gói bạn mua nữa nhé. Các bạn có thể xem kỹ hình trên.

Ngoài ra các bạn có thấy một gói “FREE” trên bảng giá không ? LiteSpeed cho phép các bạn trải nghiệm đầy đủ tính năng với điều kiện máy chủ tối đa 2GB Ram và chỉ được chạy duy nhất 1 tên miền thôi nhé.

 

OpenLiteSpeed (OLS)

Ngoài việc cho ra sản phẩm thương mại, LiteSpeed Technologies còn mang đến cho cộng đồng open-souce một phiên bản hoàn toàn miễn phí. Phiên bản này thích hợp cho các webserver cá nhân với số lượng website ít.

Link tham khảo: Các tính năng của OpenLiteSpeed 

LiteSpeed Web ADC

Đây không phải là một webserver chính thống mà là một hệ thống cân bằng tải (loadbalancer) được xây dựng trên phần mềm. Tính năng chính của ADC là:

    • Cân bằng tải đối với những site có lượng truy cập lớn
    • Bảo vệ webserver trước các cuộc tấn công trên Layer 7 (HTTP/HTTPS)
    • Đảm bảo độ sẵn sàng cho webserver (High Availability)

Và những tính năng khác các bạn có thể tham khảo tại đây: Các tính năng của LiteSpeed Web ADC

LS Cache

Đây là một plugin đi kèm với LiteSpeed Web Server hay OpenLiteSpeed và có thể nói rằng chính plugin này đã giúp cộng đồng làm web biết đến LiteSpeed nhiều hơn. Vì nó đã tận dụng được tối đa sức mạnh mà LiteSpeed có thể mang đến cho bạn.

Plugin được LiteSpeed phát triển và hỗ trợ rất nhiều nền tảng CMS nổi tiếng hiện nay:

    • WordPress
    • Opencart
    • Xenforo
    • Magento
    • Drupal
    • Joomla

Như vậy đơn giản là các bạn chỉ cần cài plugin này vào website của mình và trải nghiệm tốc độ load tuyệt vời mà LiteSpeed mang lại.

Hình ảnh so sánh tốc độ chịu tải của LiteSpeed. Nguồn: www.litespeedtech.com

7Host sẽ có bài hướng dẫn cài LSCache với một số mã nguồn sau bài viết này. Các bạn chờ theo dõi nhé.

3. Chọn LiteSpeed hay OpenLiteSpeed

Một câu hỏi đặt ra là: “Chúng ta nên chọn bản có phí hay bản miễn phí ?”. Về các tính năng hãng đã có một bảng so sánh tại đây các bạn có thể tham khảo qua: Những tính năng không có trên OpenLiteSpeed

Ở đây chúng tôi chỉ tập trung phân tích nhược điểm của phiên bản miễn phí so với có phí.

    • Vấn đề tương thích với .htaccess

Hiện nay đa số các mã nguồn website đều lấy nền tảng Apache làm tiêu chuẩn. Cụ thể là .htaccess nơi chứa các rule để thiết lập một số tuỳ chọn cho website của bạn như chuyển hướng (redirect), bật chế độ nén (compress), tối ưu SEO…và LiteSpeed vẫn phải dựa vào file htaccess này để thực thi các rule mà bạn mong muốn.

Phiên bản OpenLiteSpeed gặp phải một số lỗi khi đọc file htaccess và những rule phức tạp thì OLS sẽ không hỗ trợ, thậm chí gây ra lỗi rất khó chịu.

    • Vấn đề cập nhật phiên bản mới

Với LSWS hãng tự tin tuyên bố rằng khi cập nhật phần mềm lên phiên bản mới sẽ không xảy ra bất cứ gián đoạn nào cho việc truy cập website (zero-downtime). Nhưng ngược lại với OLS sẽ không đảm bảo điều đó.

    • Vấn đề với Control Panel

Nếu bạn sử dụng cPanel/WHM bạn bắt buộc phải mua bản có phí (LSWS) bởi vì bản miễn phí (OLS) không được hỗ trợ.

Tuy nhiên nếu đang sử dụng DirectAdmin hay CyberPanel bạn sẽ được hỗ trợ cả hai phiên bản.

Tham khảo thêm: Các bước cài đặt OpenLiteSpeed trên DirectAdmin phiên bản mới nhất
    • Vấn đề tương thích plugin LSCache

PrestaShop và Magento là hai mã nguồn sẽ không cài được LSCache nếu bản sử dụng OLS. Còn lại các mã nguồn khác thì mặc định sẽ hỗ trợ LSCache trên cả hai phiên bản.

Như vậy dựa vào nhu cầu thực tế mà các bạn sẽ lựa chọn các phiên bản phù hợp. Thông thường các bạn coder sẽ chọn OpenLiteSpeed để tiết kiệm chi phí và chấp nhận một số lỗi tương thích, ngược lại đối với các  lớn hay các nhà cung cấp dịch vụ hosting (Hosting Providers) thì không thể nào sử dụng phiên bản OLS được vì có rất nhiều hạn chế.

4. Còn 7Host thì sao ?

Đối với các VPS/Server tại 7Host, mặc định chúng tôi sẽ cài đặt DirectAdmin đi kèm với Nginx đã tối ưu cho các khách hàng. Nếu khách hàng muốn trải nghiệm tính năng LSCache chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi sang OpenLiteSpeed dễ dàng.

Lời khuyên của 7Host khi sử dụng thực tế là chỉ nên dùng OpenLiteSpeed trên VPS với số lượng website ít. Vì nhìn chung OpenLiteSpeed vẫn chưa ổn định lắm hoặc có thể hãng sẽ luôn giới hạn độ ổn định cũng như tính năng để hướng người dùng đến phiên bản thương mại – (ý kiến chủ quan của người viết bài).

Nếu các bạn chưa từng thử dùng OpenLiteSpeed kết hợp với LSCache và đang muốn trải nghiêm thử thì phải làm sao? Hãy gửi email về [email protected] chúng tôi sẽ sắp xếp thời gian cung cấp server cho các bạn trải nghiệm và tất nhiên là “không tính phí” rồi. Chỉ khi nào các bạn ưng ý và muốn dùng luôn thì mới phải trả tiền. Hoặc đơn giản chỉ là muốn dùng thử để có sự so sánh mà thôi thì cũng đừng ngần ngại gửi mail cho chúng tôi nhé.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem hết bài viết này!

Điều chỉnh swap để tăng tốc độ xử lý trên Linux

Hướng dẫn cài đặt đăng nhập phpMyAdmin One-Click trên DirectAdmin

Flash Sale tháng 09 cùng 7Host

Shell là gì ? Sự khác nhau giữa SH và Bash

Lệnh screen trên Linux

Hướng dẫn cài đặt W3 Total Cache giúp tăng tốc website WordPress

Khởi đầu với Python

Cài đặt SSL Let’s Encrypt trên DirectAdmin