Hướng dẫn mở rộng Swap trên Linux

Swap, một loại bộ nhớ ảo nằm trên đĩa cứng dùng trong trường hợp bộ nhớ RAM không còn đủ để xử lý các tác vụ. Swap có thể là một phân vùng (partition) hoặc một file. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn mở rộng swap trên linux bằng file. Các bạn cùng

Swap, một loại bộ nhớ ảo nằm trên đĩa cứng dùng trong trường hợp bộ nhớ RAM không còn đủ để xử lý các tác vụ. Swap có thể là một phân vùng (partition) hoặc một file. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn mở rộng swap trên linux bằng file. Các bạn cùng theo dõi nhé.

Kiểm tra dung lượng RAM và Swap

[root@server7h ~] free -m
 total used free shared buff/cache available
Mem: 7788 1149 135 1874 6503 4199
Swap: 0 0 0

Nhìn vào Swap có thể thấy server hiện chưa được cấu hình swap.

Tạo file swap mới

Dung lượng swap các bạn có thể tuỳ chọn. Thông thường với các máy chủ có dung lượng RAM từ 2GB trở lên nên đặt swap bằng dung lượng RAM. Hoặc các VPS có RAM thấp nên thì đặt swap gấp đôi RAM.

Ở đây mình đặt thử swap là 2GB bằng lệnh DD

[root@server7h ~] dd if=/dev/zero of=/swap_file bs=2G count=1
0+1 records in
0+1 records out
2147479552 bytes (2.1 GB) copied, 11.4909 s, 187 MB/s

Trong một số trường hợp khi máy đang thiếu RAM thì có thể lệnh DD sẽ bị lỗi với thông báo

“dd: memory exhausted by input buffer of size”

Lúc này bạn có thể thay thế bằng lệnh sau:

[root@server7h ~] fallocate -l 2G /swap_file

Phân quyền cho file swap

Nhằm bảo mật cho file swap các bạn cần phân quyền lại như sau

[root@server7h ~] chmod 600 /swap_file

Kích hoạt phân vùng Swap

[root@server7h ~] mkswap /swap_file

Thêm swap vào fstab

Các bước làm trên sau khi reboot hoặc shutdown máy sẽ mất swap. Vì vậy các bạn cần khai báo vào fle fstab để swap tự kích hoạt cho lần khởi động tiếp theo.

Thêm nội dung sau vào cuối file fstab

[root@server7h ~] nano /etc/fstab 
/swap_file swap swap defaults 0 0

Bật swap

Đến bước này chúng ta chỉ còn bật swap lên là có thể sử dụng rồi.

[root@server7h ~] swapon /swap_file

Kiểm tra Swap mới

[root@homepage ~] free -m
 total used free shared buff/cache available
Mem: 7788 1154 2619 1905 4014 4173
Swap: 2048 0 2048
Tham khảo thêm: Tối ưu swap để tăng tốc độ xử lý trên Linux

Lưu ý

Một lưu ý quan trọng các bạn cần phải tránh không nên lạm dụng quá nhiều swap nếu máy chủ đang thiếu RAM trong một thời gian dài. Việc sử dụng nhiều swap dễ dẫn đến crash một số ứng dụng như Database hoặc thậm chí có thể gây reboot đột ngôt.

Ngoài ra nếu trong quá trình thao tác gặp lỗi hoặc có vấn đề thắc mắc, các bạn có thể liên hệ trực tiếp hỗ trợ của 7Host tại [email protected] hoặc website https://7host.vn

Hướng dẫn khôi phục mật khẩu admin trên website WordPress

Hướng Dẫn Cài Đặt CentOS 8 Toàn Tập

Các cấu trúc điều khiển, xử lý chuỗi đơn giản và Dictionaries trong Bash

Hướng dẫn cấu hình Outlook 2010

Hướng dẫn cài đặt PHPMyAdmin trên DirectAdmin 1.59 trở lên

Hướng dẫn cài đặt SSL Let’s Encrypt cho Website với gói Hosting cPanel

Hướng dẫn kiểm tra email trên dịch vụ Email Hosting

Cài đặt SSL Let’s Encrypt trên DirectAdmin